Giấy nhám trong đời sống người Việt ngày nay

1. Lịch sử ra đời của  giấy nhám

Trước khi có sự xuất hiện của giấy nhám, để mài mòn các bề mặt thì con người sử dụng da cá mập phơi khô. Đây cũng chính là loại vật liệu mài mòn truyền thống và phổ biến nhất ở giai đoạn này. Mặc dù hiệu quả chà nhám của da cá mập được đánh giá là khá ổn, tuy nhiên do sự khan hiếm về số lượng nên không thể đáp ứng đủ nhu cầu của người dùng. Sau da cá mập, con người cũng đã tìm tòi ra nhiều loại vật liệu khác để phục vụ cho nhu cầu mài mòn trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên hiệu quả lẫn hiệu suất chà nhám chưa đạt được như mong muốn. Ngoài ra, việc sử dụng thủ công bằng tay làm mất rất nhiều thời gian và công sức.

Năm 1883 được cho là mốc thời gian ra đời của tờ giấy nhám đầu tiên trong lịch sử nhân loại, khi John Oakey, London trình bày phát minh mới của mình. Lúc này, mẫu giấy nhám có cấu tọa bởi các hạt thủy tinh kết hợp với chất kết dính (nên còn được gọi là giấy kính). Ở giai đoạn này, giấy nhám đã có thể được sản xuất hàng loạt và đem lại hiệu quả chà nhám cao hơn.

Bước sang năm 1834, tại Mỹ, bằng sáng chế giấy nhám lần đầu tiên đã được cấp cho các nhà phát minh là Isaac Fischer, Jr, Springfield, Vermont

Năm 1921: giấy nhám nước ra đời. Dòng sản phẩm mới này khi sử dụng được kết hợp với nước để giảm bụi bặm và mài mòn, mang lại hiệu quả chà nhám tốt hơn. Lúc này, những tờ giấy nhám nước đầu tiên đã được sử dụng trong khâu sơn màu cho ô tô.

Cùng với sự phát triển không ngừng của các ngành công nghệ sản xuất, con người nhận thấy rằng rất khó để sử dụng giấy nhám chà nhám cho các sản phẩm có hình thù phức tạp. Đây chính là tiền đề, nguyên nhân ra đời của vải nhám. Với độ mềm và sự dẻo dai của mình, vải nhám chứng tỏ được sự linh hoạt của mình khi giúp người dùng dễ dàng chà nhám tại các góc khuất của sản phẩm, giúp chà nhám và đánh bóng một cách hiệu quả, không bỏ sót ngóc ngách nào.

Nếu như trước đây, các hạt mài mòn của giấy nhám được làm từ đá lửa, thủy tinh và chủ yếu là để phục vụ trong ngành gỗ thì ngày nay, các hạt mài này đã không còn phổ biến, thay vào đó là sự xuất hiện của các hạt bền hơn, cho hiệu quả chà nhám tốt hơn như: Oxit nhôm, Silicon Carbide, Alumina-zirconia, cho phép mài trên bề mặt gỗ, inox, gạch, đá… cùng với đó, giấy nhám được ứng dụng rộng rãi hơn trong nhiều ngành nghề và trở thành vật liệu không thể thiếu đói với nhiều ngành công nghiệp.

2. Phân loại giấy nhám

Các loại giấy nhám trên thị trường hiện nay được phân loại theo 2 hình thức là quy cách và độ nhám.

Phân loại giấy nhám theo quy cách

Khi phân loại theo đặc điểm quy cách, chúng ta có các loại giấy nhám phổ biến là:

Giấy nhám thùng: 

Là loại giấy nhám được sản xuất để sử dụng cho máy chà nhám thùng trong ngành gỗ. Công dụng chủ yếu của dòng sản phẩm này là dùng để chà mịn cho bề mặt gỗ tự nhiên. Dòng nhám thùng cũng được sản xuất với nhiều loại, nhiều quy cách khác nhau như: Nhám Thùng K51, nhám thùng X62BT, nhám thùng X63BT, nhám thùng XC25…

Giấy nhám cuộn:

Loại này thường có khổ rộng khoảng từ 300mm trở xuống, quy cách đóng gói thành từng băng nhỏ hoặc từng cuộn. Khi sử dụng, nhám cuộn thường được kết hợp với các loại máy chà nhám cầm tay như: máy chà nhám cạnh, máy chà nhám tăng. Ngoài ra, tùy theo nhu cầu sử dụng, người dùng cũng có thể cắt nhỏ ra thành từng miếng để chà nhám thủ công bằng tay cho các góc, cạnh của sản phẩm gỗ.

Hiện nay trên thị trường có các loại nhám cuộn phổ biến như: nhám cuộn vải mềm cát đỏ hiệu JB (Trung Quốc), nhám cuộn NCA (Nhật), nhám cuộn Starcke (Đức), nhám cuộn con ó Hàn Quốc…

Giấy nhám tờ

Nhám tờ có kích thước phổ biến nhất là loại 230 x 280 mm, thường được sử dụng để chà nhám cho các bề mặt gỗ phẳng, sử dụng thủ công bằng tay hoặc kết hợp cùng máy chà nhám rung cầm tay, thường là cho công đoạn trước khi sơn PU.


Phân loại giấy nhám theo độ cát (Nhám)

Độ cát hay còn được gọi là độ thô của giấy nhám, thường được nhà sản xuất ký hiệu trên sản phẩm bằng ký tự P – Point). Độ nhám của giấy nhám được phân loại từ thấp đến cao và thường là sẽ tương ứng với độ mịn của bề mặt gỗ mà giấy nhám mang lại sau khi chà nhám. Hiện nay có một vài độ nhám phổ biến là:

P40: Thường dùng để chà nhám phá bề mặt, cho gỗ độ phẳng tương đối

P80: Cũng là một loại giấy nhám phá nhưng so với P40 thì loại này cho bề mặt mịn hơn một chút

P180: Là loại nhám cho bề mặt mịn để tiến hành sơn PU.

P240: Là loại nhám xả lót PU trong quá trình sơn

P320: Là loại nhám xả cho độ mịn màng cao

P400: là loại cho độ mịn lớn nhất hiện nay.

Người dùng khi lựa chọn giấy nhám dựa trên độ nhám cần hiểu, giấy có độ nhám càng cao thì đồng nghĩa với việc các hạt nhám sẽ nhanh mòn hơn trong quá trình sử dụng. Ngoài các độ nhám đã kể trên thì hiện nay trên thị trường còn có các dòng sản phẩm được quảng cáo với độ nhám lên tới 500 – 600P.

Anh chị vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn kỹ hơn về sản phẩm nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *